Thứ Tư, ngày 11 tháng 9 năm 2024 | 9:59     Liên hệ  | Email cơ quan  | In hóa đơn   | vOffice  English
PHÒNG CHỐNG DỊCH, CHỈ ĐẠO TUYẾN
Cập nhật: 06/03/2020
Tình hình dịch bệnh bạch hầu tại khu vực miền Trung năm 2019

Đào Thế Anh

1.  Đặt vấn đề

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính gây dịch, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria). Bệnh có vắc xin dự phòng và thuộc nhóm B theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tại Việt Nam, việc triển khai tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1984 với 3 liều cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi, bên cạnh đó năm 2011 thực hiện khuyến cáo của WHO, Việt Nam cũng đã triển khai tiêm nhắc vắc xin DPT4 cho trẻ 18 tháng tuổi trên phạm vi toàn quốc. Với thành quả của tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu liên tục giảm từ 84,4/100.000 dân vào năm 1984 xuống dưới 0,04/100.000 dân vào những năm 2005 – 2010[2].

Tuy nhiên trong những năm gần đây, dịch bạch hầu đã xuất hiện trở lại một số địa phương, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Tây nguyên như huyện Kbang tỉnh Gia Lai năm 2013-2014, huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2016. Tại khu vực miền Trung từ năm 2015 đến năm 2018 cũng đã xảy ra các vụ dịch bạch hầu với 28 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong tại một số huyện trên địa bàn 2 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi.  Việc xuất hiện các ổ dịch bạch hầu tại cộng đồng với tỷ lệ tử vong cao đang là vấn đề Y tế công cộng đáng lo ngại tại địa phương và khu vực.

2.  Tình hình dịch bệnh bạch hầu tại khu vực miền Trung năm 2019

*   Phân bố ca bệnh theo địa điểm

 

Biểu đồ1. Phân bố ca bệnh bạch hầu năm 2019 theo địa điểm

Trong năm 2019, khu vực miền Trung đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu tại một số huyện trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam (huyện Duy Xuyên), Quảng Ngãi (huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Tư Nghĩa) với 31 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. Ca bệnh chủ yếu được ghi nhận tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi với 26M/2C tại 10/14 xã trên địa bàn huyện.

*   Phân bố ca bệnh theo thời gian


Biểu đồ 2. Phân bố ca bệnh bạch hầu năm 2019 theo thời gian

Các trường hợp bạch hầu chủ yếu được ghi nhận vào giai đoạn cuối năm (tháng 10,11/2019) với 22 trường hợp bệnh được ghi nhận vào tháng 10 và 11 trường hợp bệnh được ghi nhận vào tháng 11 (03 trường hợp còn lai được ghi nhận vào các tháng 01,8,12/2019).

*   Phân bố ca bệnh theo giới

 

Biểu đồ 3. Phân bố ca bệnh bạch hầu năm 2019 theo giới

Trong số 36 trường hợp bạch hầu được ghi nhận năm 2019, nam giới chiếm 56% (20/36), nữ giới 44% (16/36).

*   Phân bố ca bệnh theo nhóm tuổi

 

Biểu đồ 4. Phân bố ca bệnh bạch hầu năm 2019 theo nhóm tuổi

 94,4% (34/36) trường hợp bệnh bạch hầu được ghi nhận ở nhóm tuổi ≤ 19 tuổi, là nhóm tuổi đang theo học tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý nguồn lây (đặc biệt là các trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh).

Theo phân tích về dịch tễ học bệnh bạch hầu toàn cầu giai đoạn 2000-2017 cho thấy, ở các Quốc gia có độ bao phủ vắc xin DPT3 >90% thì có >50% ca bệnh bạch hầu ở nhóm tuổi ≥ 15 tuổi; Quốc gia có độ bao phủ vắc xin DPT3 càng cao thì tỷ lệ ca bệnh bạch hầu ≥ 15 tuổi càng cao[3]. Tỷ lệ ca bệnh bạch hầu ≥ 15 tuổi được ghi nhận tại khu vực năm 2019 là 16,7% (6/36), điều này cho thấy độ bao phủ mũi 3 vắc xin chứa thành phần bạch hầu tại vùng dịch đã được ghi nhận không cao. Thực tế, trong giai đoạn 2015 - 2018 đã ghi nhận những vùng lõm, vùng trắng về tiêm chủng tại khu vực (phát hiện sau khi xảy ra dịch) và việc giám sát, phát hiện, triển khai tiêm vét, tiêm bổ sung cho những vùng nêu trên là vấn đề cần được quan tâm, thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh    bạch hầu nói riêng, các bệnh trong tiêm chủng mở rộng nói chung.

*   Phân bố ca bệnh theo tiền sử tiêm chủng

 

Biểu đồ 5. Phân bố ca bệnh bạch hầu năm 2019 theo tiền sử tiêm chủng

Hầu hết các ca bệnh bạch hầu được ghi nhận có tiền sử không tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, chỉ có 8,3% (3/36) trường hợp được tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin chứa thành phần bạch hầu trước đó. Tỷ lệ được tiêm đầy đủ vắc xin chứa thành phần bạch hầu ở những trường hợp bệnh bạch hầu được ghi nhận thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh bạch hầu toàn cầu, giai đoạn 2000 – 2017; theo nghiên cứu này thì tỷ lệ được tiêm ≥ 3 mũi mũi vắc xin bạch hầu ở những trường hợp bệnh bạch hầu là 22% và tỷ lệ được tiêm một phần là 13%[3].

3.  Các hoạt động đáp ứng phòng, chống dịch đã triển khai.

-   Triển khai cho uống kháng sinh điều trị dự phòng bệnh bạch hầu tại vùng dịch.

-   Khoanh vùng xử lý dịch: Phun hóa chất khử trùng, vệ sinh bề mặt các loại vật dụng và dụng cụ tại trường học, nhà bệnh nhân…

-   Tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp bệnh. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất phục vụ cho việc điều trị ca bệnh, tránh tử vong.

-  Triển khai tiêm vắc xin Td chống dịch tại một số xã, huyện xảy ra dịch và chiến dịch tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại một số huyện nguy cơ.

-  Tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng thường xuyên. Rà soát, tiêm bổ sung vắc xin DPT cho trẻ 18-24 tháng tuổi, tiêm vét vắc xin 5 trong 1 cho trẻ < 1 tuổi chưa được tiêm chủng trong tiêm chủng thường xuyên.

-  Tăng cường công tác truyền thông về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng tại vùng có dịch.

 

Tài liệu tham khảo:

1.    Báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm (2019), Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Viện Pasteur Nha Trang.

2.    Dự án tiêm chủng mở rộng (2012), Thành quả 25 năm tiêm chủng mở rộng ở    Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

3.    Clarke K, MacNeil A, Hadler S, et al. Global Epidemiology of Diphtheria, 2000–2017. Emerging Infectious Diseases. 2019;25(10):1834-1842.

 

Tin khác
12345678910...
 Tài liệu Hội nghị trực tuyến “Triển khai công tác hướng dẫn điều trị, phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút nCoV” (10/02)
 Kiểm tra công tác tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Khánh Hòa (27/12)
 Kết quả kích hoạt đáp ứng của Văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng khu vực miền Trung với dịch Sốt xuất huyết tại Quảng Bình (28/11)
 Đặc điểm và tình hình bệnh sởi trên Thế giới và Việt Nam 10 tháng năm 2019 và hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi tiến tới loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam (28/11)
 Một số khuyến nghị về công tác phòng chống sốt xuất huyết đối với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế  (28/11)
 Hướng điều trị mới bệnh lậu trong tương lai và kết nối giám sát toàn cầu trong giám sát kháng kháng sinh trong bệnh lậu (27/11)
 Một số vấn đề cần cải thiện trong hoạt động giám sát dựa vào sự kiện từ cơ sở điều trị trong thời gian đến. (26/11)
 Kế hoạch đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư 54/2015/TT-BYT (20/11)
 Một cách tiếp cận y tế công cộng để phòng ngừa kết hợp theo dõi nhanh HIV (13/11)
 Kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao của 6 tỉnh khu vực miền Trung năm 2019 (12/11)
TIN TỨC KHÁC
Tài liệu Hội nghị trực tuyến “Triển khai công tác hướng dẫn điều trị, phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút nCoV”
Kiểm tra công tác tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Khánh Hòa
Kết quả kích hoạt đáp ứng của Văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng khu vực miền Trung với dịch Sốt xuất huyết tại Quảng Bình
Đặc điểm và tình hình bệnh sởi trên Thế giới và Việt Nam 10 tháng năm 2019 và hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi tiến tới loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam
Một số khuyến nghị về công tác phòng chống sốt xuất huyết đối với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế
Hướng điều trị mới bệnh lậu trong tương lai và kết nối giám sát toàn cầu trong giám sát kháng kháng sinh trong bệnh lậu
Một số vấn đề cần cải thiện trong hoạt động giám sát dựa vào sự kiện từ cơ sở điều trị trong thời gian đến.
Kế hoạch đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư 54/2015/TT-BYT
Một cách tiếp cận y tế công cộng để phòng ngừa kết hợp theo dõi nhanh HIV
Kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao của 6 tỉnh khu vực miền Trung năm 2019
DỊCH VỤ
Xét nghiệm máu
Tiêm ngừa vắc xin
Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm
Xét nghiệm nước
Hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị
Quan trắc môi trường lao động
Bảo tàng Yersin
Cho thuê Hội trường
Dịch vụ phun diệt côn trùng cho cộng đồng